TỰ MỞ TRÍ,KHAI TÂM

CHƯƠNG 2.Các phương pháp tự mở trí,khai tâm

5.Thiền luyện và học thức-thức[trí thức,tri thức,thiện tri thức]

         Qua sách vở,các danh từ trên được ghi chép khá nhiều;chúng được diễn giải theo cách xưa nên khó hiểu.Tạm chia chúng ra làm 2 dạng:Bác học hàn lâm và bình dân.Bài viết nầy diễn  tả các từ trên theo phong cách mộc mạc,đơn sơ,thích hợp với cuộc sống thực tế.Từ thiện tri thức ngày xưa dùng để đề cao những người bạn có học thức,phẩm hạnh tốt,đáng tin cậy.Riêng thiện tri thức trong bài nầy được triển khai thêm nhiều công năng mới cho phù hợp với thực tế cuộc sống.Quan trọng nhất là thức,nhất thiết phải đi từ cơ bản để tỏ rõ  từ nầy.Cần quan tâm ở chỗ nầy:Tất cả mọi thứ do tiến hóa nhiều đời nên trở thành phức tạp,lúc khởi đầu mọi thứ rất giản dị.

5.1.Thức

         Có thể gọi thức là thấy biết-nhận thức[cảm nhận].Điều nầy muôn loài đều có,qua cách cảm nhận sự nhận biết có khác nhau.Bỏ qua các dạng thức cấp thấp,có thể gọi thức là trí.Trí cần phải được trau dồi-học khôn[mở trí].Việc mở trí chỉ được công nhận thông qua trường lớp-bằng cấp[trí thức].Bắt đầu từ đây,cái trí mang tên mới là thức-học thức[đánh thức lys trí],bình dân gọi là mở trí hay khai trí[khai tâm].Trường đời tuy cũng có khả năng đánh thức lys trí,nhưng do không theo quy cách bài bản chánh quy,nên gọi là học lóm[học mót].

5.2.Trí thức[trí đã mở]

         Qua trường lớp,chúng ta học diễn đạt tư tưởng bằng nhiều cách.Đầu tiên là chữ số,dần dần đến những kys hiệu quy ước cấp cao.Căn cứ theo điều nầy,trí thức được phân cấp là:Sơ,tiểu,trung,cao và đại học.Thần học thì có:Tiểu,tăng,sư,tổ và Phật.Cả hai đều không có thiện tri thức,vậy thiện tri thức thuộc nhóm nào? Thật ra mọi thứ nêu trên chỉ là danh từ được thế gian đặt bày ra để đánh giá phẩm chất mọi thành viên trong cuộc sống.Người học cao luôn được xã hội quys trọng,họ có đầu óc hơn người bình thường trong suy nghĩ và hành động;từ trí thức được đặt bày ra để tôn vinh họ.

         Cuộc sống luôn song hành tâm và vật.Học thức được đào tạo qua trường lớp phần nhiều chú trọng vào biết-thực dụng[tiện nghi vật chất],do đó chuyện biết[vật chất] có phần lấn lướt hơn chuyện hiểu[tâm].Cái hiểu bị lu mờ ys nghĩa và bị cho là không thực dụng,vì vậy việc nầy chỉ dành riêng cho một thiểu số chuyên môn nghiên cứu sâu.Trong việc song hành của tâm và vật,xã hội chia chúng ra làm hai:Tâm chỉ giữ phần hồn,nhiệm vụ là kềm chế sự việc khi chúng trở nên bất ổn[lập pháp];do đó mới sanh ra luật lệ để ổn định trật tự.Vì lợi ích chung,mọi người đều phải tôn trọng luật pháp.Hành vi tuân thủ luật lệ gọi là hiền lành,cổ ngữ gọi là thiện;đây là tiền tố của thiện tri thức sau nầy.

         Mục đích của trường lớp là mở trí để lưu giữ tinh hoa của cuộc sống,sau đó truyền lại kinh nghiệm cho đời sau.Người có học thức cao lĩnh hội được nhiều kinh nghiệm hơn,họ thường là kẻ đi tiên phong trong sáng tạo.Nếu đã mang danh trí thức tất phải đóng góp nhiều công sức hơn,nhưng trong cuộc sống thực hư thường lẫn lộn.Thông thường trong trường lớp thường xảy ra chuyện học nhảy lớp-đặc cách[đốt giai đoạn],do trình độ cá nhân quá cao.Chuyện nầy là bình thường đối với người khác thường.Điều đáng nói ở đây là có những người bình thường nhưng lại muốn làm chuyện phi thường.Để có được học vị,họ mua bằng hoặc nhờ thi hộ.Trí chưa thức mà có giấy chứng nhận là bất thường!? Nếu trí đã thức,làm chuyện tốt lành thì không có gì để bàn.Đôi khi vì một lys do nào đó,chúng ta đổi cái học vị cao quys lấy cái tầm thường“Mua danh 3 vạn, bán danh 3 đồng”-danh ngôn.Chuyện nầy cũng thường xảy ra luôn,nên các học giả tiền nhiệm không muốn dùng từ thiện trí thức chăng?

5.3.Tri thức,thiện tri thức.

         Như đã nói,cuộc sống luôn song hành tâm vật.Trong học thức,từ hiểu biết được dùng chung để bổ nghĩa cho nhau,nếu tách riêng thì hiểu thâm trầm bao quát hơn;hiểu là gốc,biết là ngọn.Tri thức chỉ là hiểu biết tường tận[tỏ rõ sự việc] từ hình thức lẫn nội dung[thấy hữu hình,hiểu vô hình].Thiện tri thức chỉ là một trí thức đã tỏ rõ tâm ,vật-sở đắc học thức[thuần phục thân tâm].

         Trong trường lớp,thiện tri thức không được đề cập đến.Nghĩa của từ nầy là hiểu biết tường tận và dùng sự hiểu biết vào chuyện tốt.Thực ra nó“Hữu danh vô thực”-chỉ có danh,không có thực.Thiện tri thức được xã hội chấp nhận như một danh từ không chính thống trong văn hóa nhân gian[hão danh].Thiện tri thức xuất phát từ trường đời,dạng tự học dưới hình thức bán chánh quy.Đúng hơn,thiện tri thức xuất phát từ tầng lớp tu thân-tu tâm[tu thân,tích đức].Cách tu nầy thuộc dạng tự biên,tự diễn nên không có quy cách bài bản;lấy phong cách sống hiền lành làm tôn chỉ.Người bình thường sống có tôn ti trật tự gọi là hiền lương,có công đức gọi là hiền nhân;kiến thức cao gọi là học sĩ,hiền sĩ.Khi có phát kiến lạ,tốt lành sẽ được xã hội xướng danh thiện tri thức.

         Hầu như chúng ta đều có học qua trường lớp,trường đời,tất nhiên là sở học cao thấp tùy cá nhân.Điều khác biệt giữa chuyên gia và người bình thường là  học và hành,chuyên gia họ có điều kiện phát huy sở học.Để trở thành một thiện tri thức,tất nhiên phải có học qua trường lớp,trường đời;để có kiến thức và kinh nghiệm sống.Quan trọng là phải có cái duyên may nhằm khai mở cái sở trường chuyên sâu.Đó là việc phải luôn học hỏi để nâng cao kiến thức,chờ dịp may để ứng dụng sở học.Nếu thành công và nổi danh về một vấn đề nào đó,sẽ được người đời chấp nhận và phong hàm[danh hiệu].Thậm chí ngay cả như một loài hoa hương sắc,cũng được phong làm hoàng hậu của các loài hoa như lan CATTLEYA.Thường thì mọi việc nếu danh chánh ngôn thuận luôn diễn tiến chậm nhưng bền lâu.Dùng thủ đoạn đi tắt ngang thì hiệu quả nhanh hơn nhưng nhiều rủi ro,đôi khi thân bại danh liệt.Trong cuộc sống chỉ cần bạn lắm tiền tài thì rất dễ nổi danh,thậm chí còn có thể làm vua trong“Nhất dạ đế vương”-1 đêm làm vua.Cần quan tâm ở chỗ nầy:Trong việc được phong hàm ngang xương,cần phải nói thêm là đôi khi rất phản văn hóa,đó là không cần phải có kiến thức cơ bản[mù chữ!?].

         Phần trên là bậc sơ cấp của thiện tri thức,bậc trung và cao thì khắt khe hơn;những thứ trần tục như đã nói ở trên không thể chen chân vào[không có chỗ].Đến đây bạn cần phải có một số vốn kiến thức tạm đủ để lys luận,khi cần phải trình bày một vấn đề nào đó cho mạch lạc.Ở vào giai đoạn nầy,chưa cần phải thuộc dạng nghiên cứu chuyên sâu.Qua kinh nghiệm được nhồi nhét đầy một bụng trong trường lớp,trường đời;bạn có thể lôi mọi thứ ra để nói như vẹt[nổ] khi gặp dịp.

         Để có được danh hiệu thiện tri thức,bạn phải là học sĩ,hiền sĩ.Đến lúc nầy,bạn cần phải thể hiện được cái bản lĩnh khác thường của mình.Đó có thể là một chuyện lạ,thứ gì cũng được;miễn là có ích và chưa từng có.Sau khi có được chuyện lạ,để được nổi danh cần phải cầu chứng.Chuyện nầy trường lớp gọi là trình luận án-luận chứng[bảo vệ luận án],trong đạo gọi là chứng ngộ.Nhưng trong việc tự tu,tự chứng,hiền sĩ,học sĩ thường hay ẩn danh.Đa phần chuyện sở đắc chỉ nói suông[thiếu thực chứng].Tuy vậy,cũng có thể đề tài được nhân gian chấp nhận-đồng tình[thiếu công nhận];nói đơn giản là không chính thức.Để vinh danh,văn hóa nhân gian phong hàm thiện tri thức cho họ.

                                                    …..

         Cần nói thêm sự khác biệt giữa trí thức và tri thức.Trong cuộc sống,muôn loài có thể hiểu nhưng không biết cách dẫn giải.Chúng ta có thể hiểu một vấn đề nào đó,để dẫn giải thì phải trải qua nhiều công đoạn triển khai chi tiết.Đây là cái lys do tại sao hiểu tuy đơn giản nhưng khó nói[phức tạp].Đơn cử như xây nhà cao tầng,kỹ sư trưởng cần phải thiết kế hàng đống bản vẽ để thi công.Con ong,con mối chẳng biết kiến thức là gì,nhưng lại xây tổ quá tốt.Nguyên do là chúng làm theo bản năng qua trau dồi kỹ năng nhiều triệu năm.

6.Thiền luyện và kiến tánh-tri thức[hiểu]

         Kiến tánh là từ chuyên môn trong đạo thuộc dạng xưa.Đây là thuật ngữ biểu lộ trình độ tu tập thuộc hàng thượng thừa-bậc siêu[tỏ rõ được bản tánh] của sự sống và cuộc sống.Ngày nay có thể gọi kiến tánh là hiểu-tri thức[vô hình],để phân biệt với trí thức-biết[hữu hình].“Tri thiên mệnh”-hiểu mệnh trời[sự sống] cũng bộc lộ trình độ hiểu biết uyên thâm vũ trụ qua câu“Thông thiên văn,đạt địa lys”-thông thạo trời đất.Theo ys kiến cá nhân,tri thiên mệnh tương đương với khoa học kỹ thuật ngày nay.Cả hai còn khiếm khuyết phần tâm-thân tâm[thể xác,tâm trí],nặng phần biết về hình thức; theo đạo thì chưa thật sự toàn vẹn[toàn giác].Theo nghĩa kiến tánh hay thấy tánh[bản tánh],vũ trụ gồm tâm và vật-trạng thái hình thức[vô hình,hữu hình];đạt được kiến tánh là phải tỏ thông tâm ,vật

6.1.Kiến tánh và kiến thức-hiểu biết[tri thức,trí thức]

         Quay sang nói về kiến thức phổ biến qua trường lớp,hầu hết đều thuộc về biết[thiên về vật chất];hiểu-tri thức[tâm] lại là chuyện khác.Quản lys được tâm,tỏ thông tâm,vật[toàn giác] là chuyện gian nan.Ngay đến như các chuyên gia thuộc lĩnh vực tâm lys,thần kinh học…nghiên cứu của họ đa phần thuộc phạm trù biết[kiến thức].

         Đa số người học đạo cũng lại quá chú tâm vào chuyện biết hình thức vì chạy theo danh từ qua kinh kệ“Chấp văn tự”-không rõ nghĩa,đã nói lên điều nầy.Việc nầy cũng có thể gọi là khiếm khuyết phần tâm.Do cách biệt với cuộc sống,thiếu cọ xát trong đời sống thực tế;họ không có đủ dữ liệu để cập nhật về bản chất cuộc sống.Ngay trong thiền viện,họ chỉ biết tâm qua hình thức diễn tả bằng từ vựng theo lối học từ chương qua tụng đọc kinh kệ.Học thuộc lòng[nhập tâm] nhưng không tỏ rõ được ys nghĩa của câu kinh,nên cũng chẳng giúp ích gì cho việc khai mở tâm trí[bản tâm].

         Theo sách vở cổ,trong kiến tánh có nói một điều lạ;đó là“Chướng sở tri”-trở ngại từ hiểu biết[biết mà không hiểu].Đối với chúng ta,học thức càng cao rộng cũng đồng nghĩa là nhận thức phải cao;nếu căn cứ theo điều nầy thì dễ dàng đạt được kiến tánh.Thực ra, mọi người hay muôn thú cũng đã, đang và luôn kiến tánh, nhưng không nhận ra do không hiểu.Thực ra cái nhận thức cao đó đa phần thuộc về biết.Biết càng nhiều thì càng tốt,nhưng do biết mà không hiểu nên càng xa rời kiến tánh.Đó là do quá đa đoan  [nhiễu sự ],lúc nào cũng mang lắm thứ kè kè bên mình.Thử đơn cử một ví dụ cho vấn đề nầy qua câu“Qua sông vác xuồng theo”-đi bộ,xuồng có ích gì.Ngụ ys nói là do quá đa đoan lắm thứ[quan trọng hóa mọi vấn đề] khiến tâm trí phân tán nên kém thông suốt

6.1.1.“Chướng sở tri”-trở ngại do hiểu biết

         Học hỏi để nâng cao kiến thức rất cần thiết cho việc mở trí,khai tâm.Sau khi tích lũy được nhiều kiến thức,chúng ta dùng học thức để ứng phó với hoàn cảnh[thích nghi];nhằm đạt được hiệu quả cao trong công việc.Chính sự ỷ lại vào phép nhiệm màu của chiếc đũa thần kiến thức như một chìa khóa vạn năng,khiến cho sự sáng suốt bị thui chột;đó là cách hành xử máy móc với mọi chuyện qua thói quen.Kiến tánh nhìn vấn đề một cách tổng quát,nhanh chóng nhận ra cái chánh yếu cần quan tâm.Khi tâm trí thanh thản thì tầm nhìn thông thoáng,nhờ đó sẽ có sự ứng phó thích đáng bằng sự nhanh trí[phản ứng nhanh].Chúng ta thường dùng từ tâm trí như một từ ghép để biểu lộ sự cảm nhận mọi sự việc qua sự hiểu biết.Khi cái tâm đã trải qua cái biết hình thức[kiến thức],thoát khỏi cái biết;chỉ giữ lại sự tinh túy là hiểu.Trong hiểu đã có sự tương đồng[tỏ thông] về bản chất của sự việc.

         Thử so sánh giữa tâm và trí qua sự hiểu biết.Đối với lys trí[biết],trong diễn đạt phải dùng nhiều công cụ hỗ trợ để truyền đạt ys tứ theo cách thông thường.Tâm thì đơn giản hơn,tùy trường hợp khi cần diễn đạt;đôi khi chỉ cần vài cử chỉ như nheo mắt,gật đầu là xong[ngôn ngữ hình thể].Nhanh chóng nhận ra cái ám hiệu-mật ngữ [tâm truyền tâm] thì gọi là ngộ-tỏ rõ[thông suốt].Kinh sánh còn dùng từ“Đốt sách vở”-dẹp bỏ sách vở.Ngụ ys là rời bỏ những thứ vô tích sự,lỗi thời;không còn thích hợp với hoàn cảnh thực tại.

         Cần phải nhanh chóng nhận ra ys nghĩa của sự việc,lìa bỏ thành kiến để tâm được tỏ thông.Cái tai hại do kiến thức suông-lys thuyết[chạy theo hình thức] quá phong phú còn được gọi là bệnh chuyên sâu-lậm[đa đoan lys sự ].Kinh sách gọi là bệnh thiền-mê muội[mù quáng] khiến tâm khó yên.Cần thí dụ cho vấn đề nầy:Đơn cử như nhìn thấy cái cây từ xa.Đối với kiến tánh,thứ gì có thân lá đều có thể gọi là cây-gọi chung chung[cốt chỉ để hiểu].Khi thật sự cần biết đó là cây gì thì mới triển khai kiến thức.Không nhất thiết phải đi ngay vào chi tiết ngay từ đầu,nhờ đó tâm mới bớt nhiễu;thoát khỏi cảnh đa đoan lys sự.

6.2.Kiến tánh và trực giác

         Như phần trên đã nói,kiến tánh là phải tỏ thông tâm,vật.Đối với những thiên tài như tính nhanh,nhớ lâu…có thể nói là họ đã kiến tánh chuyên môn[trực giác]qua trau dồi kỹ năng,thông qua con đường trí tri[đi từ biết đến hiểu].Không có chung đường lối dẫn đến kiến tánh,do có sự khác biệt về cấu trúc hình thành kiến thức cơ bản ở mỗi người.Không giống như kiến thức có thể truyền dạy qua phương tiện  công cụ;không ai có thể truyền dạy cho người khác kiến tánh[hiểu].Biết là chuyện ai cũng có thể đạt,nhưng hiểu hay không lại là chuyện khác;họ phải tự hiểu.Cũng như kiến thức,kiến tánh cũng có cao thấp.

6.3.Cấp bậc trong kiến tánh“Đại ngộ,tiểu ngộ,đốn ngộ,tiệm ngộ”

         Trong kiến tánh,có thể gọi “đại ngộ”-hiểu sâu rộng,“tiểu ngộ”-hiểu cạn hẹp là tương tự như kiến thức.“Đốn ngộ”-hiểu nhanh,“tiệm ngộ”-hiểu chậm là kiến tánh.Để khai mở bản tâm,tất phải dùng trí như một công cụ.Qua học hỏi để tích lũy kinh nghiệm,trí sẽ già dặn nhờ trải nghiệm;tâm chỉ giữ lại tinh hoa.Để có được các điều đã kể trên,cọ xát với thực tế là điều không thể thiếu;đây là bước khởi đầu hình thành nên tiệm ngộ và tiểu ngộ.So với đại ngộ và đốn ngộ,chúng thuộc dạng sơ cấp;chúng  phục vụ cho việc thu gom kiến thức nền cơ bản.Đốn ngộ thích hợp với người thượng căn có cơ bản cao.Đó là tu tâm,lấy tư tưởng quản lys hành vi.Qúa siêu trong một lĩnh vực,cũng có thể gọi là tương đương với đại ngộ về mặt hình thức-kiến thức[vật chất].Đốn ngộ hơi khác,nó thuộc về tâm;tương tợ như trực giác

                                                     ….

         Để được xã hội công nhận,mọi sáng kiến đều bị ràng buộc bằng thực chứng-bằng chứng[minh bạch];đại ngộ nằm trong quy hoạch nầy.Do thuộc về tâm,đốn ngộ có thể nói suông qua đề xuất-hoạch định[kế hoạch,chiến lược].Ý tưởng đốn ngộ đưa ra thoáng qua có vẻ điên rồ,đơn cử như bàn chuyện quá khứ,vị lai[vượt không gian,thời gian].Tất cả mọi điều đã nói trên,đều được hình thành và phát sinh trong não bộ.Kiến tánh không thể phát sinh trong thế giới nhuộm đầy màu sắc huyền bí thần thánh mơ hồ.Kiến tánh chỉ có thể hình thành trong cõi giới thực tại là cuộc sống.Xa lìa cuộc sống,thiếu thực tại;sẽ không có kiến tánh[hiểu biết]

6.3.1.“Chứng ngộ”-kiểm chứng[xác nhận]

         Trong tự nhiên,thực tại luôn nắm giữ mọi điều đã và đang diễn ra trong cuộc sống.Thực tại định hình tương lai bằng cách phối hợp quá khứ với hiện tại.Để lưu giữ những tinh hoa trong cuộc sống,trường lớp, thư viện được lập ra để lưu truyền kiến thức.Thi cử là hình thức tuyển chọn nhân tài có khả năng bảo tồn và phát huy ngọn lửa truyền thống.Trong tôn giáo xưa,dường như chuyện thi cử chỉ mang tính tượng trưng;quy chế không rõ ràng.Vào giai đoạn nầy,giới tăng lữ nắm phần giáo hóa tinh thần và lưu giữ ngọn lửa truyền thống;thông thường,tuyển chọn người thừa kế trong nội bộ là phương cách chung

         Tất nhiên việc thừa kế phải căn cứ vào khả năng và phẩm hạnh tốt.Để tiếp cận cơ hội,cá nhân phải học đạo để khai mở tâm trí;sau đó chờ cơ hội để thể hiện bản lĩnh.Đôi khi cũng có ngoại lệ,chẳng qua thi cử nếu cá nhân đó thật sự có tài.Đơn cử như trường hợp của sư CA DIẾP[đại đệ tử của PHẬT],ông chỉ cần cười đúng thời điểm là được trao quả vị Tổ thứ nhất.Theo truyền thuyết,trong một buổi rao giảng,PHẬT cầm trên tay 1 nhánh bông.Ngài đưa cao nhánh bông cho cử tọa cùng xem nhưng chẳng nói câu nào.Trong lúc mọi người còn đang phân vân,chỉ có ngài CA DIẾP là cười.Ông đã hiểu nhanh[đốn ngộ] việc nầy, đó là hành vi đang cần người lưu truyền tinh hoa cho đời sau.

6.3.2.“Phá chấp”-vất bỏ định kiến[về kiến tánh]

         Phật DI ĐÀ nói“Người đời nay thiếu kiên nhẫn,mắc bệnh hình thức,ngày càng xa rời cái thiên chân”-Thiên Chân:sự thật trong cuộc sống[sự sống].Điều nầy luôn thể hiện qua bản tánh[bản chất] của mọi sự việc.Thực ra kiến tánh-thấy hiểu[bản tánh] rất đơn giản.Đó chẳng qua là chuyện chơi chữ ,kẻ trí bày ra để khơi trí-vận động trí óc[động não].Để hiểu rõ từ kiến tánh,phải hiểu từ kiến thức.Kiến thức là thấy biết-hình thức[hữu hình];kiến tánh là thấy hiểu-bản tánh[vô hình] của sự việc.Có nghĩa là:Sau khi đã nhìn thấy bằng mắt[hữu hình],hoặc thông qua cảm nhận bằng tai,mũi…;lys trí[nhận thức] tức khắc nhận ra cái tính chất -bản chất[ bản tánh] của sự việc đó.

         Kiến tánh-thấy tánh của sự việc-sự vật[vô hình hay hữu hình] thuộc về cuộc sống,tạm gọi là cấp thấp.Cấp cao thuộc về sự sống[tiền thân của cuộc sống],đó là sự hình thành ra vũ trụ và muôn loài.Có thể khẳng định rõ:Ngay từ lúc mới sinh ra,sau khi được mẹ mớm sữa;muôn loài đã kiến tánh-thấy tánh của sữa-tính chất[chất lỏng,mùi vị,nhiệt độ…].Đây là kiến thức phổ thông hay kiến tánh cấp thấp[tiểu ngộ],đó là sự thấy hiểu[cảm nhận] về hình thức và đặc tánh của sữa.Cấp cao đại ngộ là hiểu biết thêm về hình thức và các đặc tính khác của nước[sữa là hỗn hợp].Đến đây trong tâm của người Phương Đông không khỏi hoang mang,thắc mắc:“Kiến tánh hay thấy tánh đơn giản vậy sao?” Truyền thuyết trong kinh sách kiến tánh có nói“Kiến tánh xong sẽ thành người siêu phàm.Sau khi kiến tánh Qủy sợ,Thần kinh,trên không sẽ vang lên lời chúc mừng của chư thần!?”Đó chỉ là hư chiêu dùng để trắc nghiệm [thực chứng] trình độ mê giác.

7.Chuyện vui về kiến tánh

         Theo truyền thuyết,do khổ luyện lâu năm,những người đã kiến tánh sẽ đắc thần thông.Đơn cử như nhìn thấy bầy kiến đang cuống cuồng tha trứng[dời tổ]thì đoán biết ngay[tiên tri] sẽ có mưa to.Sau đây là câu chuyện vui được phóng tác theo kinh sách kiến tánh để bổ sung thêm phần thú vị cho kiến tánh

         “Có người tu luyện kiến tánh,luôn ao ước được phép thần thông.Ông vào rừng,ngồi dưới gốc cây to cạnh bờ suối và tự nguyện với lòng mình là sẽ ngồi tại đây cho tới chết;chỉ đứng lên khi đắc phép thần thông !?.Ngày nọ có đôi chim đến làm tổ trong đám rễ cây,chúng luôn cãi nhau về chuyện nuôi con.Vị đạo sĩ ngồi im,trong bụng rất vui;ông đã đắc“Thiên nhĩ thông”-tai thần,do nghe được tiếng chim nói.Gần sáng,trong lúc còn đang lim dim chưa tỉnh ngủ,chợt thoáng nghe  hương trái sầu riêng từ đâu bay đến.Không nghe thấy,nhưng hiểu được chuyện gì đang xảy ra;ông cho rằng mình đã đắc thần thông.Định bụng xuống suối tắm cho khỏe,sau đó lên đường đi thuyết pháp[giảng đạo];nào dè do ngồi quá lâu đôi chân đã hóa đá-bại liệt[thiểu năng tuần hoàn máu].Ít lâu sau có người đi rừng,họ phát hiện ra một cái xác khô, đang tọa thiền bên gốc cây cạnh suối.”

DÀN BÀI

CHƯƠNG 1.“Tự tri,tự ngộ”-tự hiểu,tự giác

LỜI THAY TỰA

1.Vinh hạnh khi được mang thân người

2.Đối đầu với những bất an trong cuộc sống[chập chững vào đời]

2.1.Sự nghiệp-nghiệp chướng[trần tục]

2.2.Thoát tục

3.Quan niệm về vật chất[sự hình thành kiến thức]

3.1.Sáng tạo ra công cụ

4.Quan niệm về tinh thần-niềm vui chân chính[cảm nhận yên vui]

5.Những nhân tố cần thiết cho tiến trình tự tri,tự ngộ

5.1.“Nhân chi sơ tánh bổn thiện”-sanh ra với bản tánh hiền lành

5.2.Sớm kề cận với những nhân tố tốt

5.3.Quan niệm sống-phong cách[lập dị,bình dị]

6.Các đức tánh tốt[cảm thông,tình thương,trung dung]

7.“An lạc,tự tại”-thanh thản thân tâm

7.1.“Hữu vi,vô vi”-hiệu quả từ hành vi

8.“An phận thủ thường”-biết an phận

9.“Ôn cố tri tân”-nhớ chuyện xưa,biết chuyện nay[hành xử đúng phải]

10.“Xử kỷ tiếp vật”-diệu dụng

CHƯƠNG 2.Các phương pháp tự mở trí, khai tâm

1.Rèn luyện thân tâm[thể xác,tâm trí]

1.1.Tu[đi tu]

1.2.Tu hành-tu hạnh[chỉnh sửa thân tâm]

2.Ý nghĩa của danh từ tu hành[tu hạnh]

3.Tu luyện-tu hành[không hợp lys]

3.1.“Ngồi trơ như đá tâm bình được chưa?”-kinh sách

3.2.“Quán không tưởng”-không tưởng nghĩ[chủ động,thụ động]

4.Thiền-chú tâm[bình dân hóa]

4.1.Công năng của thiền-thiền luyện và khí công[thiền động]

4.2.Thiền luyện và trực giác-thói quen[hình thành phản xạ]

5.Thiền luyện và học thức-thức[trí thức,tri thức,thiện tri thức]

5.1.Thức

5.2.Trí thức[trí đã mở]

5.3.Tri thức,thiện tri thức]

6.Thiền luyện và kiến tánh-tri thức[hiểu]

6.1.Kiến tánh và kiến thức-hiểu biết[tri thức,trí thức]

6.1.1.“Chướng sở tri”-trở ngại do hiểu biết

6.2.Kiến tánh và trực giác

6.3.Cấp bậc trong kiến tánh“Đại ngộ,tiểu ngộ,đốn ngộ,tiệm ngộ]

6.3.1.Chứng ngộ-kiểm chứng[xác thực]

6.3.2.“Phá chấp”-vất bỏ định kiến[về kiến tánh]

7.Chuyện vui về kiến tánh

CHƯƠNG 3.“Tri thiên mệnh”-hiểu mệnh trời

1.Kiếp sống-luân hồi[chu kỳ]

1.1.Kiếp nhân sinh trong giai đoạn thần quyền[sao chiếu mạng]

2.Số mệnh qua ngày tháng năm sinh

2.1.Thực chất của ngày tháng năm sinh

3.Nhân tướng học

3.1.Hình thể

3.2.Phẩm chất[sang hèn,giàu nghèo]

3.3.Số phận-định mệnh an bài[thân phận hẩm hiu]

4.Vũ trụ [quá khứ,hiện tại,vị lai]

5.Chuyện vui:Cha trời,mẹ đất

THAM KHẢO

-Wikipedia

.Thiện tri thức

.Thiền

.Kiến tánh

-Khổng tử

.Ngũ thập tri thiên mạng

-Lão tử

.Lão tử đạo đức kinh

-Krishnamurti

.Ý nghĩa cuộc sống

.Giair thoát tri kiến

-Thư viện hoa sen.org

.Pháp vô vi,pháp hữu vi

-Tam tự kinh

.Nhân chi sơ tánh bổn thiện

-Thành ngữ Trung Hoa

.An phận thủ thường

.Ôn cố tri tân

-TVL

.6/7/2020

粉嫩公主酒酿蛋是一款100%纯植物提取的丰胸美胸产品,丰胸产品在入市以前就已经经过了国家相关权威部门的严格检测粉嫩公主官网,是国家食品药品监督管理总局批准的美胸品牌丰胸方法,还是世界卫生组织中国区研究专家委员会权威推荐的一款女性丰胸专用产品丰胸产品粉嫩公主酒酿蛋